GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI Ở ĐÂU?

 

  1. Các khái niệm cơ bản.

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan tố tụng của nhà nước theo trình tự thủ tục được quy định chặt chẽ trong luật tố tụng của từng Quốc gia khác nhau.

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại, bảo vệ người tiêu dùng bằng việc hai bên liên quan thống nhất một bên thứ 3 đứng ra xử lý. Bên thứ 3 đó gọi là trọng tài thương mại. Khi giải quyết tranh chấp bằng hình thức này, các bên liên quan phải tuân thủ quyết định của trọng tài thương mại.

 

  1. So sánh
  2. Ưu điểm:

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:

  • Được chủ động về mặt thời gian, địa điểm, ngôn ngữ, luật áp dụng và các quy tắc tố tụng trọng tài
  • Linh hoạt hơn bởi được xây dựng trên nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa các bên
  • Tiết kiệm thời gian, giảm thiểu thiệt hại có khả năng phát sinh trong quá trình xảy ra mẫu thuẫn, đặc biệt đối với thương mại hàng hóa
  • Có thể kết hợp thêm các phương thức hòa giải, trung gian hay thỏa thuận vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình diễn ra xử lý tranh chấp
  • Trọng tài có tiếng nói chung thẩm, các bên không thể kháng cáo, kháng nghị, mang tính chuyên môn cao

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án:

  • Quy định chặt chẽ về trình tự thủ tục và hệ thống xét xử
  • Có tính pháp lý đáng tin cậy, dễ dàng thực hiện công tác thu thập chứng cứ phục vụ điều tra xác minh, và có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức khác
  • Phán quyết của tòa án là phán quyết có tính bắt buộc thi hành trên phạm vi toàn lãnh thổ nơi giải quyết tranh chấp
  • Giải quyết tại tòa án cho chi phí thấp hơn so với các phương thức khác
  1. Nhược điểm:

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

  • Có chi phí khá cao
  • Phụ thuộc khá nhiều vào sự thiện chí của các bên
  • Các vấn đề liên quan đến công tác điều tra, xác minh thu thập chứng cứ gặp rất nhiều khó khăn
  • Sự phán quyết của trọng tài dựa trên các chứng cứ và tài liệu do các bên cung cấp nên đôi khi chưa thực sự khách quan

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án

  • Có thời gian giải quyết khá dài
  • Phải tuân thủ địa điểm, ngôn ngữ, thời gian giải quyết theo quy định pháp luật của từng quốc gia mà không được thỏa thuận
  • Có thủ tục cứng nhắc, rườm rà, phức tạp
  • Quyết định của tòa có thể bị kháng cáo, bị hủy, bị từ chối công nhận và cho thi hành ở quốc gia khác