“Trọng tài” là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, xét về mặt lịch sử, hòa giải và trọng tài là hai phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm hơn so với sự ra đời của tòa án. Trọng tài ra đời cách đây mấy trăm năm nhưng mãi đến sau thế kỉ thứ 20 mới phát triển một cách mạnh mẽ.
“Trọng tài thương mại” là một hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, được thực hiện bởi Hội đồng trọng tài hoặc một trọng tài viên duy nhất với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết tranh chấp bằng việc đưa ra một phán quyết trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên tranh chấp và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Trọng tài là một cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, được thành lập tự nguyện bởi các trọng tài viên để giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại bởi các bên tranh chấp.
Tại sao nên lựa chọn “trọng tài thương mại” để giải quyết tranh chấp thương mại?
Có hai lý do quan trọng chính:
– Đầu tiên là tính trung lập;
– Thứ hai là khả năng thi hành phán quyết.
Về “tính trung lập”, trọng tài quốc tế cho các bên cơ hội lựa chọn một địa điểm “trung lập” và một hội đồng trọng tài “trung lập” để giải quyết tranh chấp của họ. Về “khả năng thi hành phán quyết”, một vụ tranh chấp trọng tài quốc tế, nếu được diễn ra trọn vẹn, đưa tới một phán quyết bắt buộc thi hành đối với bên thua không chỉ tại quốc gia nơi phán quyết đó được lập mà còn trên phạm vi toàn cầu.
Ngoài ra, có một số lý do khác góp phần đưa trọng tài trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp hấp dẫn thay thế cho tố tụng tại tòa án, trong đó ít nhất có bốn ý quan trọng sau: Tính linh hoạt, tính bảo mật, trọng tài viên có thẩm quyền bổ sung và thẩm quyền trọng tài có tính liên tục.
Giới thiệu về Trung tâm trọng tài thương mại Phía Nam ( STAC)