Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định: Trọng tài được sử dụng như một cách giải quyết tranh chấp phát sinh khi có điều khoản trọng tài. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài giữa người tiêu dùng với thương nhân được quy định cụ thể từ Điều 38 đến Điều 40 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài gồm có:
Trên thực tế, để điều khoản trọng tài có hiệu lực khi giao kết hợp đồng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thông báo về điều khoản trọng tài trước khi tiến hành giao kết hợp đồng và phải được người tiêu dùng chấp thuận. Trong trường hợp điều khoản trọng tài do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đưa vào hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung thì khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng là cá nhân vẫn có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác nếu không nhất trí phương thức trọng tài. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận. (Điều 17 Luật Trọng tài thương mại 2010).
So với Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, Luật Trọng tài thương mại 2010 đã kịp thời điều chỉnh để bảo vệ tốt nhất quyền lợi người tiêu dùng, chủ thể thường có nguy cơ bị lạm dụng bởi các điều kiện và điều khoản trong giao dịch thương mại chung (các mẫu hợp đồng sẵn; quy tắc bán hàng; điều lệ/điều khoản cung ứng dịch vụ… của thương nhân). Do đó, quy định để bảo vệ quyền tự định đoạt của người tiêu dùng (dù đó là hình thức giải quyết tranh chấp nào đã thỏa thuận) là vấn đề cần được ghi nhận, nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Ngoài ra, các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng phương thức trọng tài còn góp phần đảm bảo tính linh hoạt, tính mềm dẻo của pháp luật trong việc bảo vệ người tiêu dùng.