HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI – PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI, NÊN HAY KHÔNG?

TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI – GIỐNG HAY KHÁC?

Hiện nay, tình trạng quá tải về việc giải quyết tranh chấp thương mại là vấn đề gây “đau đầu” cho cả cơ quan Nhà nước lẫn doanh nghiệp. Do quá trình hội nhập kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp hơn, cả trong và ngoài nước nên việc xảy ra tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Bởi vậy ta cần một phương pháp giải quyết khác tối ưu hơn. Hòa giải thương mại hay trọng tài thương mại là 02 phương thức giải quyết tranh chấp có khả năng thay thế nhất hiện nay. Hai phương thức đó có những điểm tương đồng và khác biệt nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Hòa giải thương mại và trọng tài thương mại là hai trong các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án theo pháp luật Việt Nam. Trong đó, để giải quyết bằng các phương thức này các bên phải có sự tự nguyện thỏa thuận và có thủ tục giải quyết tuân thủ quy định pháp luật; Cụ thể là Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại và Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

NỘI DUNG HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
Giống nhau
– Phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của các bên.

– Thỏa thuận có thể được lập trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp.

– Có tính bảo mật cao giúp các bên bảo vệ được uy tín kinh doanh, các vấn đề riêng tư của mỗi bên. Chỉ có hòa giải viên hoặc trọng tài viên, các bên và những người có thẩm quyền của các trung tâm hòa giải thương mại, trung tâm trọng tài thương mại được biết. Bên thứ ba không thể có tài liệu, thông tin về vụ tranh chấp, trừ các trường hợp được quyền thu thập thông tin theo quy định pháp luật.

– Các bên được quyền lựa chọn hòa giải viên hoặc trọng tài viên để giải quyết tranh chấp, kể cả quyền quyết định người thứ ba tham gia vào phiên họp.

Khác nhau
Khái niệm – Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP. – Theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.
Vai trò và thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp – Hòa giải viên không có thẩm quyền áp đặt hòa giải, không quyết định ai đúng, ai sai.

– Kết quả giải quyết tranh chấp luôn phụ thuộc vào các bên, hòa giải viên chỉ có nhiệm vụ giúp các bên hiểu rõ về quan điểm của bên còn lại.

 

– Trọng tài viên là người ra quyết định cuối cùng.

 

– Các bên không thể biết trước được kết quả giải quyết tranh chấp cho đến khi nhận được phán quyết do hội đồng trọng tài ban hành.

 

Tính độc lập so với hợp đồng – Không có tính độc lập, nếu hợp đồng bị vô hiệu thì thỏa thuận hòa giải sẽ bị vô hiệu theo hợp đồng. – Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận độc lập với hợp đồng. Do vậy, nếu hợp đồng vi phạm điều cấm của luật thì hợp đồng bị vô hiệu, nhưng không kéo theo thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu.
Thu thập thông tin – Hòa giải viên sẽ khai thác thông tin, tài liệu do chính các bên cung cấp.

 

– Ngoài những tài liệu, chứng cứ, lập luận của các bên, hội đồng trọng tài còn có thẩm quyền khác theo luật định như thẩm quyền xác minh sự việc từ người thứ ba, thẩm quyền triệu tập người làm chứng… để thu thập thêm thông tin nhằm đảm bảo việc giải quyết tranh chấp khách quan, đúng theo pháp luật.

 

Phiên họp và sự có mặt của các bên – Thường có nhiều phiên hòa giải hoặc các phiên họp kín chỉ có hòa giải viên với từng bên. – Các phiên họp phải đầy đủ các bên. Trường hợp vắng mặt, tùy từng tư cách của họ, và lý do vắng mặt thì có cách giải quyết khác nhau.Vắng mặt không có lý do chính đáng thì nếu là nguyên đơn thì xem như rút đơn khởi kiện; còn là bị đơn thì hội đồng trọng tài sẽ tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp dựa trên các tài liệu, chứng cứ hiện có. Còn vắng mặt vì lý do chính đáng thì có thể hoãn phiên họp.
Cưỡng chế thi hành – Nếu hòa giải thành công, chấm dứt thủ tục hòa giải sẽ là văn bản kết quả hòa giải thành.

– Nếu một bên không tự nguyện thực hiện thì bên còn lại có thể yêu cầu tòa án có thẩm quyền công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án (trước khi muốn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành theo pháp luật thi hành án dân sự).

– Phán quyết trọng tài sẽ có hiệu lực chung thẩm.

 

– Nếu một bên không thi hành theo phán quyết, bên còn lại có quyền yêu cầu cơ quan thi hành dân sự cưỡng chế thi hành mà không phải qua thủ tục công nhận tại tòa án (trừ trường hợp phán quyết trọng tài vụ việc phải đăng ký tại tòa theo quy định).