TRỞ THÀNH TRỌNG TÀI VIÊN CẦN ĐIỀU KIỆN GÌ

điều kiện trở thành trọng tài viên STAC

Trong quá trình giải quyết một vụ tranh chấp bằng Trọng tài, có thể nói trọng tài viên là những người nắm giữ vai trò quan trọng nhất, tác động trực tiếp đến tính công bằng và chính xác của phán quyết, đến quyền lợi chính đáng của các bên. Do vậy, việc trở thành trọng tài viên bất kỳ ai cũng có thể, muốn trở thành trọng tài viên phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định do Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định.

Theo Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010, khi một người muốn trở thành trọng tài viên, thì thứ nhất họ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thứ hai phải có trình độ đại học và đã thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên, tuy nhiên nếu không đáp ứng được điều kiện thứ hai này nhưng họ là những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn thì cũng có thể trở thành trọng tài viên và điều kiện thứ ba là họ không đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án hoặc đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành bản án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích, quy định này nhằm giúp cho trọng tài viên hoàn toàn độc lập, chuyên tâm vào giải quyết tranh chấp, đảm bảo tính khách quan, chính xác của phán quyết và uy tín của trọng tài viên. Quy định trên đã kế thừa những điểm nổi bật của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 về tiêu chuẩn trọng tài viên, và đồng thời khắc phục hạn chế của Pháp lệnh này ở việc không giới hạn quốc tịch của trọng tài viên, bất kỳ ai mang bất kỳ quốc tịch nào cũng có thể trở thành trọng tài viên khi đã đáp ứng đủ các điều kiện đã nêu chứ không chỉ gói gọn trong những người mang quốc tịch Việt Nam như Pháp lệnh đã quy định, điều này giúp cho những người có đầy đủ chuyên môn, năng lực, điều kiện đều có thể trở thành trọng tài viên, phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế xã hội theo hướng hội nhập quốc tế, đa quốc gia, đa lãnh thổ và sự xuất hiện ngày càng nhiều những tranh chấp có yếu tố nước ngoài như hiện nay.

Những tiêu chuẩn về trọng tài viên vừa nêu chỉ là những tiêu chuẩn tối thiểu do Luật định ra nhằm đảm bảo chất lượng của trọng tài viên, các Trung tâm trọng tài có thể quy định những tiêu chuẩn cao hơn đối với Trọng tài viên của tổ chức mình tùy thuộc vào ý chí mong muốn của Trung tâm miễn sao không trái với quy định của pháp luật. Điều này giúp cho Trung tâm có thể lựa chọn những trọng tài viên chất lượng, đủ nâng lực để giải quyết các tranh chấp mà Trung tâm đảm nhận. Đây cũng là một quy định mới của Luật trọng tài thương mại 2013 so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.

Một trong những tiêu chí quan trọng làm nên ưu thế của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với các phương thức khác chính là chất lượng của đội ngũ trọng tài viên. Qua đó, nhằm phát triển hơn nữa phương thức giải quyết tranh chấp này, đòi hỏi trọng tài viên phải là những người có năng lực thực sự, có uy tín để có thể giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả nhất.